Làm cách nào để giúp đỡ
một
người sống trong hang động
– I Các Vua 19
Chúng ta đang sống ở những thời điểm rất kỳ lạ. Có người
gọi đây là Kỷ Nguyên của Sợ Hãi, và dường như gọi như thế là khá đầy đủ đấy. Suốt
cả tuần lễ qua, chúng ta đã xem những phần đặc biệt trong chương trình “ôn lại năm qua”. Chúng ta vừa hoàn tất 12 tháng, khởi sự với thảm
họa sóng thần bao gồm mùa cuồng phong tệ hại nhất đã được ghi lại. Tôi không đổ
lỗi cho ai khi họ có chút run rẩy lúc năm 2005 đi đến phần kết thúc. Kiên nhẫn
nằm trong chỗ thiếu thốn ở khắp nơi nơi. Tôi đọc lướt qua bài thơ ngắn dường như
mô tả cuộc sống hiện thời:
Đây
là kỷ nguyên của trang đọc nửa chừng
And the
Quick Bash, and the Mad Dash
The
Bright Night, with the Nerves Tight
The
Plane Hop, with a Brief Stop
The Lamp
Tan in a Short Span
The Big
Shot in a Good Spot
And the
Brain Strain and the Heart Pain
And the
Cat-Naps, till the Spring Snaps
And the
Fun’s Done!
Khi
chúng ta gặp Êli vừa qua, ông đã rơi vào chỗ rắc rối. Ông thấy bức xúc, thất vọng,
ngã lòng, căng thẳng, giận dữ, tinh thần căng thẳng, mệt mỏi thể xác, rồi đủ thứ
về mặt thuộc linh nữa. Nói cách khác, chính xác
thì ông giống như hầu hết chúng ta. Câu kế chót của bài thơ kia dường như mô tả ông rất trọn vẹn
khi nói tới đầu óc căng thẳng và nổi đau trong tim. Ở một điểm, nếu bạn cứ nổ lực,
thì sự vui mừng sẽ đến. Đối với Êli, sự vui mừng đã đến rồi, ít nhất là trong một
thời gian ngắn.
Phân đoạn Kinh thánh cho chúng ta biết không những có
chuyện xảy đến với Êli, mà nó còn mô tả thể nào Đức Chúa Trời đã gặp ông ở điểm
thấp kém nhất của ông. Cách đây mấy ngày, tôi dành ra mấy phút xem một nhà tâm
lý hàng đầu Cơ đốc được phỏng vấn trên truyền hình. Sau khi bàn bạc qua các yếu
tố về vật lý và y học có thể dẫn tới sự chán nản, ông lưu ý rằng đối với phần lớn
Cơ đốc nhân người Mỹ, chán nản về mặt cơ bản là một vấn đề tâm linh. Luôn luôn
có một mối nguy hiểm trong một câu nói giống như thế vì người ta sẽ đọc thấy đủ
thứ ở trong đó. Sau đó, ông nói rõ rằng ông tin vào việc sử dụng đủ thứ thuốc
men cần thiết một khi nó thích ứng để điều trị sự chán nản vì thường có các vấn
đề y học dính dáng vào. Khi tôi nghe ông ta nói, tôi nghĩ ông ấy đang cố gắng nói
rằng chán nản có thể là một triệu chứng của các vấn đề thuộc linh cơ bản cần phải
đối diện với và giải quyết. Chắc chắn là Êli đã nao núng và ngã lòng. Sau lần đắc
thắng lớn lao trên Núi Cạtmên, tôi nghĩ ông trông mong cả nước phải kinh nghiệm
một sự xây trở lại với Chúa thật long trọng kìa. Nhưng khi Giêsabên đe dọa ông,
ông đã không chịu nổi áp lực rồi chạy một mạch về phía Nam đến Bêe Sêba, rồi từ
Bêe Sêba ông đi một ngày đường vào trong sa mạc. Ở đó, ông ngồi dưới cây giếng
giêng với thái độ hoàn toàn chán nản. Tự xét mình là một người thất bại, ông cầu
xin Đức Chúa Trời hãy cất lấy mạng sống của ông đi. F. W. Robertson chỉ ra rằng
tình trạng gay go của ông là phổ thông đối với mọi người:
Hết
thảy chúng ta đều cảm thấy với cấp độ riêng của chính mình loại tâm trí lớn lao
giống như loại tâm trí của Êli. Chúng ta có thể nhìn thấy ở chỗ nầy, sở dĩ ông đau
đầu là vì ông thiếu sự cảm thông. Chúng ta đã có những thì giờ cô độc, những
ngày thất vọng, và các khoảnh khắc vô vọng, những thời điểm khi cảm xúc cao nhất
của chúng ta đã bị hiểu sai, và sự trong sáng nhất của chúng ta đã bị nhạo báng
gặp phải. Những ngày tháng khi điều kín đáo nặng nề của chúng ta ì ạch ra đó chẳng
có ai để chia sẻ, giống như nước đá đặt trên quả tim vậy. Và rồi tâm linh nhường
bước: chúng ta đã ao ước rằng mọi sự rồi sẽ qua, chúng ta có thể nằm xuống nghỉ,
và yên nghỉ giống như con trẻ vậy, rồi giờ đã đến, khi chúng ta tắt đi như người
kia đi dập tắt ngọn đèn, và cảm nhận được bóng tăm tối như đổ ùa vào tâm linh.
Vì
chúng ta hết thảy đều được dựng nên bằng cùng một thứ đất sét, chúng ta hãy chú
ý cho kỹ thể nào Đức Chúa Trời xử lý với tôi tớ ngã lòng của Ngài. Chúng ta thấy
cách xử lý đó trong phân đoạn, rằng Êli cần đến bốn việc, và bốn việc đó ông đã
nhận lãnh từ Đức Giêhôva.
Số 1: Ông cần yên nghỉ và phục hồi lại sức lực.
Êli
ngồi dưới bóng cây giếng giêng ngã lòng đến nỗi ông đã cầu xin cho mình được chết.
Khi ấy ông đã ngủ thiếp đi. Đức Giêhôva sai một thiên sứ đến với một mạng lịnh
từ thiên đàng: “Có
một thiên sứ đụng đến người và nói rằng: Hãy chổi dậy và ăn” (câu 5). Sao lại có một lời
khuyên thuộc linh như thế chứ? Hãy chổi dậy và ăn. Ngài không nói hãy chổi dậy
rồi cầu nguyện. Ngài không nói hãy chổi dậy rồi đọc Ngôi Lời. Ngài không nói
hãy chổi dậy và rồi khởi sự rao giảng đi. Ngài không bảo hãy chổi dậy rồi hầu
việc Chúa. Thiên sứ bảo Êli hãy cầm lấy món gì đó mà ăn.
Đây là một lẽ thật rất quan trọng. Có khi chúng ta cần phải
ăn đấy. Có khi chúng ta cần phải ngủ nữa. Có khi chúng ta cần phải ăn rồi ngủ
thậm chí còn cần hơn chúng ta cầu nguyện nữa. Có kỳ định cho mọi sự. Có kỳ kêu cầu Đức Chúa Trời, và có kỳ lăn tròn ở trên giường, nhắm mắt mình lại rồi ngủ cả đêm
ngon lành.
Và có lúc thứ mà bạn cần đến là Big Mac, French Fries và sôcôla sữa nữa kìa. Hết
thảy đều cần ngủ một giấc ngon lành trong đêm cùng một bữa ăn thật ngon. Có khi
chúng ta chỉ cần duỗi tóc mình ra và cần phải xả hơi. Đối với một số người, như
thế có nghĩa là đi chơi trượt nước. Đối với nhiều người khác, như thế có nghĩa
là đi leo núi. Đối với một số người, như thế có nghĩa là ngồi xuống chiếc ghế
nhàn hạ rồi trao đổi với bạn bè mình. Đối với tôi, như thế có nghĩa là cỡi xe đạp.
Đấy là lý do tại sao Đức Chúa Trời truyền cho con người phải làm việc trong sáu
ngày rồi nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy. Đức Chúa Trời thiết đặt trong cơ cấu vũ trụ,
chúng ta cần phải làm việc, chịu khó làm việc và hầu việc Chúa, và chúng ta cũng
cần có thời gian nghỉ nữa. Chúng ta cần nghỉ ngơi một chút và chúng ta cần thư
giãn một chút. Đôi khi việc thuộc linh quan trọng bạn cần làm là chổi dậy rồi
có một bữa ăn ngon lành, vì bạn sẽ cảm thấy thấy khá hơn nhiều lắm.
Cũng vậy, thiên sứ đưa ra cho Êli một mạng lịnh rất đặc
biệt: “Hãy chổi dậy và ăn”. Ông đã nhìn quanh rồi
thấy một cái bánh đặt trên bếp than cùng một bình nước. Ông đã ăn rồi uống, và
ông lại nằm xuống mà ngủ lại. Sơn nhân của Đức Chúa Trời đã mệt mỏi rã rời. Ông
cần một giấc ngủ. Ông chổi dậy, có một số thức ăn, rồi ông trở lại giường ngủ nữa.
Có phải ông biếng nhác chăng? Không đâu. Ông chỉ suy nhược khi lo hầu việc Đức
Chúa Trời. “Thiên
sứ của Đức Giê-hô-va đến lần thứ nhì, đụng người và nói rằng: Hãy chổi dậy và ăn,
vì đường xa quá cho ngươi. Vậy người chổi dậy, ăn và uống” (câu 7). Được thêm sức bởi thức
ăn đó, ông đã đi bốn mươi ngày và bốn mươi đêm, cho tới chừng ông đến tại Hôrếp,
hòn núi của Đức Chúa Trời. Ở đó, ông vào trong một cái hang, rồi làm gì nữa? Ông
qua đêm tại đó.
Giờ đây, hãy hiểu cho, ông vẫn có đủ thứ nan đề. Chúng ta
chưa tiếp lấy mọi nan đề thực của cuộc sống. Nhưng đôi
khi bạn không thể nhận lãnh những vấn đề sâu sắc cho tới chừng bạn xử lý xong
những việc như đói khát và kiệt lực. Về mặt cơ bản, Đức Chúa Trời đã sắp đặt cho Êli có kỳ nghỉ
6 tuần lễ, và mọi phí tổn đã được trả rồi. Nghe như thế thì rất hay đấy cho tới
chừng bạn nhớ lại rằng ông phải tự mình băng qua sa mạc đến Núi Sinai.
Tại sao ông phải đến tại Hôrếp chứ? Vì ông biết Núi Sinai
là chỗ mà bạn đi tới khi bạn biết bạn cần phải gặp gỡ Đức Chúa Trời. Ông chẳng
chọn hòn núi nào khác. Nếu ông muốn tìm một cái hang, có nhiều hang động ở gần
hơn Hôrếp. Ông trở lại chỗ mà Môise đã gặp Chúa. Có một giá trị trong việc trở
lại với những địa điểm nhất định. Có một giá trị trong việc trở lại với những cột
mốc, những địa điểm vật lý nhất định trong đời sống của mình, những nơi mà bạn
gặp gỡ Đức Chúa Trời ở đó trong quá khứ.
Khi nào bạn thấy chán nản, có ba điều bạn cần đến, và Đức
Chúa Trời bảo đảm là Êli đã nhận đủ ba điều đó.
Bạn cần thức ăn ngon.
Bạn cần nghỉ ngơi.
Bạn cần một sự luyện tập về thể xác.
Tôi sẽ xem việc đi bộ bốn mươi ngày băng qua sa mạc là một
sự luyện tập về phần xác. Bạn cần nghỉ ngơi. Bạn cần đồ ăn. Bạn cần phải tập
luyện. Bạn cần nhiều thứ như thế đấy, nhưng đấy là chỗ khởi sự rất tốt.
Sự phục hồi của Đức Chúa Trời cho Êli bắt đầu với nghỉ ngơi
và thư giãn cho thân, hồn, thần. Nhưng còn nhiều thứ nữa sẽ xảy đến.
Số 2: Ông phải đối mặt với những nổi sợ của
ông.
“Đến nơi, người đi vào trong hang đá, ngủ đêm
ở đó. Và kìa, có lời của Đức Giê-hô-va phán với người rằng: Hỡi Ê-li, ngươi ở đây
làm chi?” (câu 9). Đây là một câu hỏi rất hay. Lần vừa qua khi chúng ta gặp
Êli, ông đã đoạt được chiến thắng lớn lao trên Núi Cạtmên. Vậy, mắc cái gì mà
ông nằm co ro trong một cái hang, cách đó hàng trăm dặm đường chứ? Không phải
là Chúa chẳng biết đâu. Câu hỏi nầy không phải là vì ích cho Đức Chúa Trời đâu,
mà vì ích cho Êli. “Vì vậy, hỡi con, hãy
tự lý giải đi. Con là người của ta sống ở đó trên Núi Cạtmên. Vậy thì, con làm
gì ở đây?” Đức Chúa Trời đang phán: “Đã đến
lúc phải đối mặt với những nổi sợ hãi của con rồi”. Đây là đáp ứng của Êli:
“Tôi đã rất nóng nảy sốt
sắng vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời vạn quân; vì dân Y-sơ-ra-ên đã bội giao ước
Ngài, phá hủy các bàn thờ Ngài, dùng gươm giết những tiên tri Ngài” (câu 10). Mọi điều
ông nói đều là sự thật.
Ông rất nóng nảy.
Dân sự đã bội giao ước.
Họ giết các tiên tri.
Chẳng có gì là cường điệu hết. Nếu ông dừng lại ở đó, ông
sẽ đứng trên cái nền rất cứng. Giờ đây, hãy nhìn vào câu kế đó. “chỉ một mình tôi còn lại, và họ cũng kiếm
thế cất mạng sống tôi”. Phần cuối của câu nói
là sự thật; phần đầu không phải là sự thật. Nhưng chính phần đầu đó, ông cảm thấy
cô độc hoàn toàn, ông cần một sự điều chỉnh. Ông còn đi xa hơn nữa với việc tự
thương hại, khi ông tưởng chỉ có mình ông là người công bình còn sót lại trong
xứ Israel.
Cho phép tôi dừng lại ở điểm nầy rồi đưa ra một phần ứng
dụng rất đơn giản. Tự thương hại là kẻ thù của
sự tấn tới thuộc linh.
Bao lâu bạn cảm thấy buồn cho bản thân mình, bạn sẽ đưa ra hàng ngàn lời cáo lỗi
vì không đối diện với mọi nan đề của chính mình, và bạn sẽ không bao giờ thấy
khá hơn. Cách đây mấy năm, tôi có gặp một người đang rơi vào cảnh rối rắm vì mạng
Internet. Ông ta bị kéo vào chỗ khiêu dâm rồi kết thúc trong việc phạm tội tà
dâm. Khi sự thực phô bày, gần như ông ta phải trả giá bằng mối hôn nhân của
mình. Ông ta nói cho tôi biết rằng một phần của tiến trình phục hồi bao gồm việc
gặp gỡ hàng tuần với những người đang phấn đấu với mọi loại tội lỗi về tình dục.
Đây là một nhóm rất khó chịu. Họ có một nguyên tắc và chỉ một mà thôi. Không tự
thương hại. Không đổ thừa vợ mình. Không đổ thừa cho bạn đồng lao của mình. Không
đổ thừa bố mẹ mình. Không đổ thừa cho các khuynh hướng bề trong. Không đổ thừa
cho sự việc đã xảy ra cho bạn khi bạn còn là một đứa trẻ. Nếu bạn khởi sự bằng
phương thức đó, hãy sẽ chận bạn lại. Và ông ấy nói, nếu bạn cứ tiếp tục với việc
tự thương hại, họ sẽ gạt bạn ra khỏi nhóm, vì tự thương hại là kẻ thù của mọi sự
tấn tới về mặt thuộc linh. Câu nói ấy có thể là câu quan trọng nhất mà tôi dám
nói. Bao lâu bạn cảm thấy hối tiếc cho bản thân mình, bạn không thể thấy khá hơn
được. Bao lâu bạn cứ đổ thừa cho người khác, bạn không thể thấy khá hơn được. Bao
lâu bạn tìm cách ném mọi nan đề của mình lên người khác, bạn không thể thấy khá
hơn được. Và bao lâu bạn còn nói: “Ôi Chúa, chỉ một mình
tôi còn lại, tôi là người duy nhứt sống trung tín, tôi là người duy nhứt trong đội
của Ngài”
bao lâu bạn còn nói như thế, bạn không thể thấy khá hơn được.
Có một số người đọc bài nầy, họ bị bức xúc về mặt thuộc
linh vì bạn đang đắm mình trong vùng biển tự thương hại, và bạn tin trong lòng
rằng mọi nan đề của bạn là do người khác gây ra, và bạn đưa ra lời đổ thừa cho
mọi hoàn cảnh và người khác cho nan đề của bạn. Và bạn tự hỏi tại sao bạn không
thấy khá hơn.
Bạn bị bức xúc và bạn sẽ bị bức xúc cho tới
chừng nào bạn thôi không còn đưa ra những lời cáo lỗi nữa và khởi sự nắm lấy
trách nhiệm. Bạn không thể và bạn sẽ không thấy khá hơn vì tự thương hại là kẻ
tử thù của mọi tấn tới về mặt thuộc linh.
Số 3: Ông cần khải thị mới của Đức Chúa Trời.
Hãy
lưu ý làm thể nào ba việc nầy lại đi chung với nhau như vậy. Nghỉ ngơi và thư
giãn nói tới thân thể; đối diện với những nổi sợ hãi và việc tự thương hại của
ông nói tới tâm trí của ông; một khải thị mới của Đức Chúa Trời nói tới nhu cần
của linh hồn ông. Ông cần phải được đổi thay về thân, hồn, thần.
Khi Êli bắt đầu đắm mình trong việc tự thương hại, hãy để
ý xem cách thức Đức Chúa Trời phản ứng. Hoặc đặc biệt hơn, hãy để ý điều chi Đức
Chúa Trời không làm. Ngài không nói những
điều mà phần nhiều người chúng ta sẽ nói: “Có gì sai
với ngươi vậy? Chúng ta hãy cùng nhau làm việc”. Chúng ta sẽ bàn bạc với
Êli rồi bảo ông hãy ra khỏi chỗ đó: “Nào! Hãy nắm lấy đi!” Đức Chúa Trời không đánh
hạ Êli, Ngài không quở trách ông, và Ngài không chế nhạo ông. Thay vì thế, Đức Chúa Trời gặp gỡ ông ở tại điểm thất vọng
sâu sắc nhất của ông. Ngài chỉ phán: “Hỡi con, hãy đến
cùng ta. Hãy chổi dậy đi. Làm thế là đúng đấy. Hãy chổi dậy. Hãy ra khỏi cái
hang của con đi. Nào, Êli, hãy đến đây. Hãy bước ra đi. Ta sẽ không làm tổn thương
con. Hãy bước ra khỏi cái hang đi. Ta muốn cho con thấy một việc”. Đấy là mọi sự mà Đức
Chúa Trời đang làm. Ngài không xét đoán ông. Như chúng ta biết, xét đoán hạng
người chán nản nói chung chẳng có tác động gì hết. Việc ấy không giúp đỡ chúng ta khi chúng ta rơi vào chỗ chán nản
nếu có ai xét đoán chúng ta, và nó chẳng giúp chi cho chúng ta khi xét đoán người
khác. Nó chỉ làm cho tình huống ra tệ hại hơn mà thôi.
Những gì nối theo sau là đáng kinh ngạc. Một cơn gió lốc
thổi ngang qua bề mặt của hòn núi, xé những hòn đá ra. Nhưng Đức Giêhôva không
có trong cơn gió ấy. Sau cơn gió đó, có một trận động đất. Và sau trận động đất
có đám lửa, nhưng Đức Giêhôva không có trong cơn động đất, và Đức Giêhôva không
có trong đám lửa. Rồi sau đám lửa, có tiếng êm dịu nhỏ nhẹ. Khi Êli nghe được
tiếng ấy, ông kéo chiếc áo choàng khỏi mặt mình, ông bước ra rồi đứng ngay miệng
hang. F. W. Robertson có một lời bình rất hay ở tại điểm nầy:
Có
một số tâm linh phải nếm trải phần kỷ luật tương tự với phần kỷ luật mà Êli có.
Phấn đầu với bão táp phải đi trước tiếng êm dịu nhỏ nhẹ. Có một số lý trí phải
co giật với nghi ngờ trước khi chúng có thể yên nghỉ trong đức tin. Có những tấm
lòng phải tan vỡ đi với sự thất vọng trước khi chúng có thể dấy lên tới chỗ hy
vọng. Có những người giống như Gióp, phải có mọi thứ bị tước đi khỏi họ trước
khi họ có thể tìm lại được mọi sự trong Đức Chúa Trời. Phước thay cho người nào,
khi giông tố thải ra cơn giận của nó, nhận ra giọng nói của Đức Chúa Cha với âm
điệu nhỏ nhẹ, rồi cúi đầu và sấp mình xuống, giống như Êli đã làm vậy.
Tại
sao Đức Chúa Trời đặt Êli vào chỗ bày tỏ ra quyền phép thiêng liêng như thế nầy
chứ? Đức Chúa Trời buộc người nầy phải quay trở lại
với thực tại thuộc linh. Thi thiên 46:10
chép: “Hãy
yên lặng và biết rằng ta là Đức Chúa Trời”. Đức Giêhôva muốn Êli nhìn
biết rằng chẳng phải trận động đất, cũng chẳng phải đám lửa hoặc các sự cố vĩ đại
mà ở đó chúng ta thường gặp gỡ Chúa. Chúng ta thường gặp gỡ Đức Chúa Trời trong
những chỗ bị quên lãng, nhỏ nhoi trong cuộc sống. Cách đây mấy tháng, tôi đã
than phiền về một việc đã xảy ra. Vợ tôi có nghe thấy tôi than phiền trong một
lúc và rồi nàng còn nghe thấy nhiều thứ nữa. Sau cùng, nàng quyết định mình đã
nghe đủ, vì vậy nàng nói những người làm vợ đã nói với mấy ông chồng hay than
phiền kể từ khi bắt đầu có thời gian: “Hãy chổi dậy
đi”. Tôi
không thích câu nói ấy một chút nào cả. Về một việc, tôi không muốn chổi dậy. Tôi
muốn than vản. Vì vậy, vợ tôi nói với tôi: “Thôi, đừng
có than vản nữa, hãy mở con mắt anh ra rồi nhìn thấy Đức Chúa Trời thể nào đã đối
xử tốt lành với chúng ta”. Tất nhiên là nàng đã nói đúng. Vì vậy, chúng ta khởi sự bước
vào một trò chơi nho nhỏ để xem coi chúng ta có thể tìm kiếm Đức Chúa Trời bao
nhiêu lần trong một ngày. Và bạn có biết chúng tôi tìm được gì không? Chúng tôi
khám phá ra rằng nếu chúng ta chịu chú ý, mỗi ngày luôn luôn có công việc để gặp
gỡ Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời hay làm một việc gì đó – một cú điện thoại hoặc
ai đó thốt ra một lời tử tế bất ngờ hay một tấm thiệp trong bức thư hoặc một lời
cầu nguyện được nhậm. Đôi khi sự việc ấy chỉ là một việc nhỏ mà Đức Chúa Trời sẽ
làm, chỉ một việc nhỏ thôi khiến chúng ta phải nói: “Chính Đức
Giêhôva đã làm việc ấy cho chúng ta”. Chúng ta học biết rằng nếu bạn cứ mở mắt ra tìm kiếm Đức
Chúa Trời, chẳng bao lâu thì bạn sẽ nhìn thấy Ngài ở khắp mọi nơi. Nan đề của chúng ta: ấy
là chúng ta muốn thấy một cơn động đất; chúng ta muốn nhìn thấy đám lửa kia kìa.
Chúng ta muốn có một sự thể hiện thật lớn lao. Chúng ta muốn câu trả lời thật đặc
biệt cho sự cầu nguyện. Đức Chúa Trời phán: “Đấy
không luôn là chỗ mà các ngươi sẽ thấy ta, nhưng chỉ hãy lắng nghe tiếng êm dịu
nhỏ nhẹ đi”. Đức Chúa Trời luôn luôn phán lớn tiếng đủ cho lỗ tai bằng lòng để
lắng nghe. Tôi thấy mình đã cầu nguyện rất nhiều lần: “Lạy Chúa, xin mở con mắt lòng của con ra đặng con có thể
nhìn thấy Ngài ở khắp mọi nơi”. Và bạn biết sao không? Lời cầu xin ấy đã giúp
tôi nhìn thấy Đức Chúa Trời đang vận hành ở những chỗ mà tôi chưa hề nhìn thấy
Ngài trước đó.
Số 4: Ông cần một sứ mệnh mới.
Ở
câu 13, Đức Chúa Trời lặp lại câu hỏi của Ngài, còn Êli thì lặp lại câu trả lời
của mình. Có những lúc khi một sai sót được chỉnh đốn
với phần thông tin chính xác. Vì vậy, giờ đây Đức Chúa Trời sẽ ban cho Êli một số thông
tin chính xác. Chúa phán cùng ông: “Hãy
bắt con đường đồng vắng đi đến Đa-mách” (câu 15). Đấy là một chuyến hành trình thật dài từ sa mạc Sinai, ngang
qua Đất Thánh, mọi con đường dẫn tới sa mạc quanh thành Đamách. Khi ấy, ông có
một số thông tin rất đặc biệt:
“Khi đến rồi, ngươi sẽ xức dầu cho Ha-xa-ên
làm vua Sy-ri; ngươi cũng sẽ xức dầu cho Giê-hu, con trai của Nim-si, làm vua
Y-sơ-ra-ên; và ngươi sẽ xức dầu cho Ê-li-sê, con trai Sa-phát, ở
A-bên-Mê-hô-la, làm tiên tri thế cho ngươi. Ai thoát khỏi gươm của Ha-xa-ên sẽ
bị Giê-hu giết; ai thoát khỏi gươm của Giê-hu sẽ bị Ê-li-sê giết. Nhưng ta đã để
dành lại cho ta trong Y-sơ-ra-ên bảy ngàn người không có quì gối xuống trước mặt
Ba-anh, và môi họ chưa hôn nó” (các câu 15-19).
Đức
Chúa Trời đang nhắc cho Êli nhớ rằng ông không chỉ có một mình đâu. Không những
Đức Chúa Trời ở cùng ông, Đức Chúa Trời có 7000 người khác trong xứ Israel, họ
chưa sấp mình xuống trước thần Baanh. Hãy hiểu rõ, chẳng có chỗ nào trên thế
gian nầy là cô độc, là chỗ mà Đức Chúa Trời không thực sự có mặt ở đó đâu. Đức Chúa Trời không những thấy được trong những việc lớn của cuộc sống,
mà ngài còn được thấy trong sự tĩnh mịch và trong những việc nhỏ nữa kìa. Đức Chúa Trời không bị
hạn chế bởi tầm nhìn nhỏ nhoi của bạn. Trong mọi sự nầy Đức Chúa Trời đang nhắc
nhở Êli: “Không phải chỉ có mỗi mình ngươi đâu,
ta ở với người và ta đã có 7.000 người nữa giống như ngươi vậy. Ta sẽ ban cho
ngươi một người kế tục, bạn đồng hành với ngươi. Ngươi không sống một mình đâu,
bây giờ ngươi cũng không phải là một mình, và trong tương lai ngươi cũng không
phải sống một mình đâu”. Êli đã có được nhiều hơn là ông tưởng. 7000 người kia là
những người nam người nữ nắm lấy sức lực từ cuộc đương đầu dũng cảm của Êli với
các tiên tri Baanh. Vì vậy đời sống ông không lãng phí đâu. Không một đời sống nào
bị lãng phí khi bước vào sự hầu việc Chúa chúng ta là Đấng đã hứa ban thưởng dù
một chén nước lạnh được bố thí trong danh của Ngài. Và đây là phần mỉa mai lắm
của câu chuyện. Êli tưởng ông đã thất bại, song từ chỗ mà ông tưởng thất bại đó
có sự bảo đảm đắc thắng tối hậu của ông trong những đời sống mà ông đụng đến,
giống như ông, họ sẽ chẳng sấp mình xuống trước thần Baanh.
Hãy tiếp thu bài học nầy. Bạn không đứng
trong chỗ đánh giá tình trạng hiệu quả của chính bạn. Khi bạn nghĩ mình chiến
thắng, đừng quyết chắc như vậy nhé! Khi bạn nghĩ mình đã thất bại, hãy để cho Đức
Chúa Trời đưa ra phần phán quyết sau cùng. Bạn và tôi cũng như Êli đánh giá sai
lầm cả thắng và bại của chúng ta. Thà là làm hết sức mình rồi để mọi kết quả lại
cho Đức Chúa Trời. Ngài biết rõ hơn là chúng ta biết những đời sống nào đã được
thay đổi bởi sự phục vụ của chúng ta dành cho Đấng Christ.
Nếu Satan không ảnh hưởng chúng ta ở bề ngoài, hắn sẽ ảnh
hưởng chúng ta nơi bề trong. Cho nên, chẳng có gì
phải kinh ngạc khi chiến thắng lớn lao nhất của Êli và thất bại trầm trọng nhất của ông cứ xoay trở hoài. Đây không phải là tội lỗi
để rồi phải ngã lòng. Đây chẳng phải là tội lỗi để mà chán chường. Chính những điều
bạn đang làm khi bạn ngã lòng, chán chường và cảm thấy vô vọng mới là vấn đề. Đừng
tham gia vào trận đánh một mình nhé! Hãy tìm ai đó trợ giúp. Hãy nhận lãnh sự
trợ giúp mà bạn có cần. Và hãy nhớ điều nầy. Đức Chúa Trời vẫn hiện diện ở đó. Chẳng
có một cái hố nào sâu đến nỗi tình yêu thương của Đức Chúa Trời không sâu đậm hơn.
Nếu bạn ngã lòng, hãy dạn dĩ lên. Đức Giêhôva vẫn yêu thương bạn đấy. Ngài
không quên bạn đâu.
Lạy Cha, cảm tạ Ngài vì sự
chơn thật trong Lời của Ngài. Xin vực dậy những ai đang phấn đấu với những cảm
xúc ngã lòng và chán chường. Xin giúp chúng con tuần lễ nầy nhìn biết sự nghỉ
ngơi mà chúng con có cần. Xin khích lệ tấm lòng của chúng con. Xin mở mắt chúng
con, ôi Chúa. Xin giúp chúng con nhìn xem Ngài ở khắp nơi nơi. Xin ban cho
chúng con lỗ tai để lắng nghe tiếng êm dịu nhỏ nhẹ và con mắt nhìn thấy dấu tay
Ngài ở khắp mọi nơi. Xin giúp chúng con tin rằng khi chúng con cảm thấy cô đơn
nhất, Ngài là mọi sự với chúng con. Trong danh Chúa Jêsus. Amen.

Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét